Tìm hiểu cấu tạo ghế sofa tiếp khách văn phòng làm việc
Ghế sofa tiếp khách văn phòng làm việc là một trong những đồ dùng nội thất không thể thiếu. Bởi nó không chỉ đảm nhiệm nhiều công năng sử dụng mà còn dùng để trang trí giúp cho phòng làm việc của bạn trở nên sang trọng và đẳng cấp hơn. Vậy bạn đã bao giờ tò mò về cấu tạo ghế sofa tiếp khách văn phòng làm việc chưa? Chắc chắn để có được một sản phẩm tuyệt vời như vậy cần phải trải qua một quá trình thiết kế và sản xuất vô cùng khoa học và chuyên nghiệp đúng không nào? Vậy thì hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về quy trình cũng như cấu tạo của sản phẩm này nhé!
Cấu tạo ghế sofa tiếp khách văn phòng làm việc
Cũng như cấu tạo ghế xoay văn phòng, ghế sofa được tạo nên từ nhiều thành tố khác nhau, trong đó bao gồm: Phần khung ghế sofa, phần chân ghế sofa, phần đệm ngồi, phần lò xo đàn hồi, đệm tựa và vỏ bọc.
Mỗi yếu tố cấu thành này cần có các yêu cầu tương đối khắt khe về mặt kỹ thuật cũng như cách thức lắp đặt, cụ thể như sau:
Phần khung xương ghế sofa tiếp khách
Có thể nói, đây chính là một trong những bộ phận quan trọng nhất của ghế sofa. Bởi một bộ khung có kết cấu bền chắc, định hình chuẩn thì khi kết hợp với những yếu tố khác mới có thể tạo ra được sản phẩm có tính thẩm mỹ và giá trị sử dụng lâu dài.
Cấu tạo khung ghế sofa chủ yếu được làm từ gỗ tự nhiên có khả năng chịu lực tốt, không bị cong vênh biến dạng và ít mối mọt. Các khung gỗ được kết nối với nhau bằng các đinh, vít và mộng. Nhờ vậy, có thể nâng đỡ được trọng lượng lớn.
Để nhận biết được phần khung xương ghế sofa có chất lượng tốt hay không? Khách hàng có thể kiểm tra bằng nhiều cách, trong đó bao gồm: Ngồi và nhún thử xem ghế có bị ọp ẹp hay lung lay hay không? Bê ghế thấy nặng tay và phần khung có độ chắc chắn nhất định.
Phần chân ghế sofa tiếp khách văn phòng
Chất liệu để tạo nên phần chân ghế sofa khá đa dạng bao gồm: Gỗ, nhựa hoặc inox… Dù chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ nhưng chân ghế sofa đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi độ vững chắc của sản phẩm này không chỉ phụ thuộc vào khung ghế mà còn ở phần chân.
Về cơ bản, chân ghế sofa được lắp liền sẽ cho cảm giác vững chãi nhất. Tuy nhiên, phần chân ghế rời lại có ưu điểm là giúp thuận tiện hơn trong quá trình vận chuyển. Khách hàng khi chọn lựa chân ghế sofa cần lưu ý những vấn đề cơ bản sau: Bề mặt chạm đất của chân ghế có bằng phẳng không? Nếu không bằng phẳng sẽ dẫn tới việc ghế bị cập kênh. Nếu chất liệu của ghế bằng kim loại thì nên chọn loại không rỉ để đảm bảo độ bền của sản phẩm.
Lò xo ghế sofa tiếp khách văn phòng
Lò xo ghế sofa giúp tạo cảm giác êm ái cho khách hàng mỗi khi ngồi hoặc nằm lên đó. Đồng thời, đây cũng là giải pháp chống lại tình trạng xẹp mút đệm sau một thời gian dài sử dụng. Nó được gắn liền với khung ghế và được làm chủ yếu từ chất liệu thép đặc biệt, có độ bền cao.
Cấu trúc chung của hầu hết các lò xo ghế sofa là hình dạng dây cuộn hoặc xoắn đứng.
Đệm ngồi và đệm tựa trong ghế sofa tiếp khách
Lớp đệm này được làm từ các nguyên liệu như mút, vải hoặc bông. Nhưng về cơ bản, mút chính là yếu tố không thể thiếu được trong đệm ngồi và đệm tựa.
Mút sofa có tác dụng tạo ra độ êm ái, dễ chịu cho khách hàng mỗi khi ngồi vào. Hơn thế nữa, nó còn tạo phom dáng cho sản phẩm theo mục đích thiết kế của công ty nội thất.
Vỏ bọc ghế sofa tiếp khách
Một trong những thành phần không thể thiếu trong cấu tạo ghế sofa chính là vỏ bọc bên ngoài.
Yếu tố này chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra vẻ đẹp hình thức cho mỗi chiếc ghế sofa. Hơn thế nữa, nó còn giúp khách hàng bảo quản và vệ sinh sản phẩm một cách dễ dàng.
Vỏ bọc của ghế sofa tiếp khách văn phòng được làm từ những nguyên liệu như vải, da, nỉ… Tùy thuộc vào sở thích và thẩm mỹ mà bạn có thể đưa ra những lựa chọn khách nhau sao cho phù hợp nhất với ý tưởng thiết kế không gian làm việc chốn công sở.
Như vậy, những chia sẻ của chúng tôi đã giúp các bạn tìm hiểu cấu tạo ghế sofa tiếp khách văn phòng làm việc chưa nào? Nếu bạn vẫn cần được giải đáp thêm hoặc muốn tiếp nhận sự tư vấn của các chuyên gia thiết kế nội thất văn phòng về việc chọn lựa ghế sofa văn phòng sao cho phù hợp nhất.