Gỗ công nghiệp là gì? Giá các loại gỗ công nghiệp phổ biến

Gỗ công nghiệp là gì? Báo giá thành của các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu với những thông tin dưới đây.

Khám phá những điều thú vị từ vật liệu gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp là gì?

Không còn gì xa lạ nữa khi nhắc tới gỗ công nghiệp, vậy bạn đã thực sự hiểu gỗ công nghiệp là gì chưa? Đây là loại gỗ được sử dụng nhiều nhất hiện nay, được ứng dụng trong việc thiết kế ra các sản phẩm nội thất phục vụ gia đình, văn phòng cơ quan,… hay được chế tác thành những đồ vật trang trí đa dạng mẫu mã.

Gỗ công nghiệp được tạo nên từ mùn và dăm gỗ tự nhiên hay từ những mảnh vụn gỗ thừa khi gia công sản xuất, sau đó người thợ ép chỗ mùn, dăm gỗ đó kết hợp với keo chuyên dụng để tạo thành những tấm ván gỗ có màu sắc giống với màu của gỗ tự nhiên làm ra tấm ván đó.

Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp là gì?

Kích thước gỗ công nghiệp khác nhau, độ dày gỗ công nghiệp cũng khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sản xuất mà loại gỗ này rất đa dạng về mẫu mã, chất liệu, người thợ có thể dễ dàng thao tác, sử dụng các công cụ máy móc hiện đại để làm ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người dùng hiện nay. Những sản phẩm tạo ra từ gỗ công nghiệp thường rất hiện đại và trẻ trung, sang trọng, giàu tính thẩm mỹ và có ứng dụng cao.

Ngoài ra, đối với câu hỏi gỗ công nghiệp là gì câu trả lời còn tùy thuộc vào từng loại gỗ công nghiệp khác nhau. Mỗi loại gỗ sẽ được định nghĩa dựa trên những đặc trưng và tính chất riêng biệt của nó.

Ưu – nhược điểm của gỗ công nghiệp

Ưu điểm của gỗ công nghiệp

Loại gỗ này mặc dù chỉ được sản xuất từ vụn và những mảnh thừa của cây gỗ tự nhiên kết hợp với keo chuyên dụng nhưng có rất nhiều ưu điểm vì được tạo nên từ công nghệ tân tiến, hiện đại:

  • Giá thành rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên bởi chi phí gia công thấp.
  • Khắc phục được tình trạng mối mọt, cong vênh. Một số loại gỗ còn có khả năng chống thấm, chống mốc.
  • Có thể sản xuất đồng loạt nên thời gian sản xuất nhanh.
  • Kích thước gỗ công nghiệp đa dạng, người dùng dễ dàng chọn được tấm gỗ làm nội thất phù hợp.
  • Độ dày gỗ công nghiệp cũng có nhiều thông số khác nhau, đem đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Ưu - nhược điểm của gỗ công nghiệp
Ưu – nhược điểm của gỗ công nghiệp

Nhược điểm của gỗ công nghiệp

Dù gỗ công nghiệp có nhiều ưu điểm như vậy nhưng nhược điểm lớn nhất cần khắc phục là trong quá trình sử dụng các đồ dùng làm từ gỗ công nghiệp thì các phụ kiện đi kèm của sản phẩm phải giữ gìn cẩn thận vì dễ bị hỏng hóc hơn so với gỗ tự nhiên, chất lượng của loại sơn bề mặt tấm ván gỗ cũng cần được lưu ý kỹ.

Phân loại và đặc điểm của từng loại gỗ công nghiệp hiện nay

Gỗ công nghiệp có rất nhiều loại và được ứng dụng rất cao. Những loại gỗ phổ biến hiện nay có thể kể tới:

  • Gỗ ván dăm MFC
  • Gỗ MDF
  • Gỗ HDF
  • Gỗ dán

Gỗ ván dăm MFC

Thân cây gỗ rừng, các cành cây, nhánh cây … có kích thước bề mặt rộng, độ bền cơ lý cao chính là những vật liệu dùng để tạo nên gỗ ván dăm MFC. Những vật liệu này sẽ được nghiền nát thành dăm, sau đó được trộn với một loại keo chuyên dụng trong chế tạo gỗ công nghiệp và ứng dụng công nghệ ép hiện đại tạo thánh các tấm gỗ MFC với độ dày mỏng khác nhau.

Gỗ ván dăm MFC
Gỗ ván dăm MFC

Có nhiều loại cốt gỗ đặc điểm chung là không mịn, chủ yếu được phủ nhựa Melamine. Loại gỗ này được ứng dụng trong nội thất văn phòng. Kích thước theo quy chuẩn của tấm ván thường là 1220mm x 2440mm.

Gỗ MDF

Gỗ MDF là gỗ gì? Để tạo nên gỗ MDF, người ta cũng đem những nhánh cây, cành cây đi nghiền nát, sau đó trộn với keo đặc chủng và áp dụng công nghệ ép màng bề mặt. Cốt gỗ của loại gỗ này nhẵn nhụi và bằng phẳng nên có giá trị cao hơn so với ván dăm. Để phân loại dựa trên loại gỗ làm ra bột gỗ và các chất kết dính, người ta thường chia gỗ công nghiệp MDF thành 4 nhóm khác nhau, gồm: MDF dùng trong nhà, MDF chịu nước, MDF mặt trơn và mặt không trơn.

Gỗ HDF

Gỗ công nghiệp là gì? Đối với gỗ công nghiệp HDF đây là loại gỗ ván ép. Quy trình sản xuất gỗ HDF có chút khác biệt. Sau khi lấy các loại gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối, các đơn vị sản xuất gỗ sẽ đem luộc và sấy trong môi trường có nhiệt độ trung bình từ 1000 – 2000 độ C nhằm loại bỏ hết nhựa và nước. Sau đó sẽ kết hợp với các chất phụ gia chuyên dụng để làm tăng độ cứng của gỗ và đem ép với áp suất các tạo thành các tấm gỗ phục vụ cho ngành nội thất. Thông thường, các tấm gỗ GDF có kích thước trung bình khoảng 2.000 x 2.400 mm, độ dày gỗ công nghiệp HDF tùy chỉnh theo yêu cầu.

Giá các loại gỗ công nghiệp HDF khá cao
Báo giá các loại gỗ công nghiệp HDF khá cao

Gỗ dán

Bản chất của gỗ dán cũng có nguồn gốc từ các loại gỗ tự nhiên. Sau khi lạng mỏng thành từng tấm, có độ dày trung bình khoảng 1mm người ta sẽ đem gỗ tự nhiên đã được lạng mỏng đem đi ép với các chất kết dính, quy trình ép đan xen nhau.Ưu điểm của loại gỗ này là không bị nứt trong điều kiện thông thường, không bị mối mọt co ngót trong thời tiết ẩm ướt. Hầu như số lớp gỗ được ép đều là số lẻ, ví dụ như 3, 5, 7, 11. Bề mặt gỗ dán bao giờ cũng được dán lớp vân ngang rồi đến các lớp vân dọc. Mục đích, giúp các tấm gỗ dán có một lớp cốt lõi ở giữa, một mặt khiến các lớp mỏng ở hai phía bị lớp cốt lõi giữ chặt không thể tự do giãn nở, mặt khác cũng làm cho lớp cốt lõi bị các lớp phía ngoài hạn chế.

Báo giá các loại gỗ công nghiệp hiện nay

Mỗi loại gỗ công nghiệp trên đều có ưu, nhược điểm, độ bền và tính năng khác nhau và chúng tỉ lệ thuận với giá cả, thông thường giá của các loại gỗ công nghiệp thường dao động từ 115.000 – 380.000 VNĐ/ tấm tùy vào độ dày và tính năng của loại ván gỗ công nghiệp đó. Trong đó, gỗ HDF là loại gỗ công nghiệp có giá thành cao hơn nhất so với các loại gỗ còn lại, ván dăm có chi phí rẻ nhất.

Như vậy trên đây là những thông tin về đặc điểm, cũng như giá thành của các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay, mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho sự lựa chọn của bạn. Đồng thời cũng giúp các bạn hiểu đưcọ gỗ công nghiệp là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *