Gỗ ghép thanh phủ veneer là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của chúng

Gỗ ghép thanh phủ veneer hiện nay được sử dụng rất rộng rãi trong nội ngoại thất. Tuy nhiên bạn đã thật sự hiểu về loại gỗ này? Những ưu nhược điểm và ứng dụng cụ thể của chúng là gì? Nếu bạn cũng quan tâm tới những vấn đề này thì hãy cùng tintucnoithat24h.com tham khảo chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

Gỗ ghép thanh phủ veneer là gì?

Gỗ ghép thanh phủ veneer là loại gỗ được ghép từ các thanh gỗ tự nhiên với nhau bằng những chất keo, phụ gia chuyên biệt. Sau khi ghép thành một tấm lớn thì chúng được dán lên bề mặt 1 hoặc 2 lớp veneer.

Gỗ ghép thanh phủ veneer là gì?
Gỗ ghép thanh phủ veneer là gì?

Như vậy có thể thấy rằng, loại gỗ này gồm có 2 thành phần gỗ chính là các thanh gỗ thịt và lớp veneer. Phần gỗ thịt có thể được làm từ nhiều loại gỗ khác nhau như: gỗ thông, gỗ cao su, keo,… Cùng với đó, phần lớp veneer phủ bên ngoài cũng có thể là gỗ sồi, óc chó, xoan đào,….

Hiện nay, loại gỗ này được sử dụng rất rộng rãi trong nội ngoại thất.

Ưu nhược điểm của gỗ ghép thanh phủ veneer

Ưu điểm

Có thể nói, gỗ ghép thanh phủ veneer là một trong những sáng tạo đột phá của ngành nội thất. Khi loại gỗ này ra đời đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của khách hàng bởi những ưu điểm vượt trội như sau:

  • Thông thường gỗ ghép không phủ lớp ván lạng bề mặt sẽ rất thiếu thẩm mỹ bởi chúng không đồng bộ về màu sắc, vân gỗ. Tuy nhiên, khi được phủ lớp veneer lên trên thì lại hoàn toàn khác. Những tấm gỗ này sẽ đồng bộ về màu sắc, vân gỗ đều, đẹp.
  • Bề mặt veneer giúp chúng trở nên bóng mịn, không bám bụi bẩn, lau chùi và vệ sinh dễ dàng.
  • Do đã được xử lý cẩn thận, nghiêm ngặt nên loại gỗ này không bị co ngót, cong vênh, nứt nẻ trong quá trình sử dụng.
Ưu nhược điểm của gỗ ghép thanh phủ veneer
Ưu nhược điểm của gỗ ghép phủ veneer
  • Nhờ sử dụng các chất phụ gia chuyên biệt trong sản xuất nên gỗ ghép thanh phủ veneer có khả năng chống mối mọt tốt.
  • Có nhiều màu sắc để lựa chọn.
  • So với các loại gỗ tự nhiên thì gỗ ghép thanh này có giá thành rẻ hơn rất nhiều. Đặc biệt khi sử dụng gỗ ghép thanh cốt MDF thì giá thành còn rẻ hơn nhiều.
  • Do được làm từ gỗ rừng trồng nên chúng góp phần bảo vệ rừng nguyên sinh.

Bạn có quan tâm: Gỗ căm xe là gì? có mấy loại và thuộc nhóm mấy?

Nhược điểm

Tuy vậy nhưng gỗ ghép thanh phủ veneer cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Có thể kể tới như:

  • Loại gỗ này có khả năng chịu lực khá tốt như loại không có tính đàn hồi, dẻo dai.
  • Không thể thực hiện các họa tiết, hoa văn chau chuốt, tỉ mỉ như gỗ tự nhiên nguyên khối.
  • Khả năng chịu nước của loại gỗ này không phải là 100%, nếu sử dụng ở nơi có độ ẩm cao có thể khiến chúng nhanh chóng bị hư hỏng.

Ứng dụng của gỗ ghép thanh phủ veneer

Với những đặc trưng trên đây, rõ ràng bạn có thể nhận thấy loại gỗ này có nhiều ưu thế nên dễ lấy được lòng của khách hàng đúng không nào? Chính vì vậy nên hiện nay chúng được sử dụng phổ biến trong nội thất cũng như ngoại thất. Có thể kể tới một số ứng dụng như:

Ứng dụng của gỗ ghép phủ veneer
Ứng dụng của gỗ ghép phủ veneer
  • Sử dụng để làm đồ nội thất gia đình như: giường ngủ, tủ quần áo, tủ bếp,….
  • Chế tạo các sản phẩm mỹ nghệ tự chế
  • Làm khung hình, khung tranh ảnh
  • Sử dụng làm sàn gỗ, vách ốp gỗ
  • Dùng để sản xuất các sản phẩm nội thất văn phòng, bàn ghế làm việc văn phòng
  • Thậm chí, chúng cũng có thể được dùng để làm ghế hội trường, ghế rạp chiếu phim,…

Trên đây chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu xem gỗ ghép thanh phủ veneer là gì, những ưu nhược điểm cũng như ứng dụng thực tế của chúng. Hi vọng rằng, những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu hơn về loại gỗ hiện đại này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *