Bàn thờ thần tài (ông địa) gồm những gì? Cách bài trí bàn thờ thần tài
Bàn thờ Thần tài (ông địa) gồm những gì? Theo quan niệm dân gian từ xưa đến nay, Thần tài đem lại vàng bạc, tiền tài vì vậy mà ngoài bàn thờ gia tiên thì rất nhiều gia đình lập bàn thờ Thần tài trong nhà hoặc nơi buôn bán. Tuy nhiên có rất nhiều gia đình chưa biết cách bài trí bàn thờ Thần tài ông địa, cũng như vị trí đặt bàn thờ ông địa đúng tín ngưỡng, phong thủy.
Như bạn đã biết, Thần tài được đặt trong một cái tủ thờ bằng gỗ và đặt ở dưới đất, hướng thẳng ra phía cửa nhà, tại vị trí có vách dựa vào tạo sự vững chắc cho tủ thờ cũng như cho việc kinh doanh, buôn bán của gia đình bạn.
Bàn thờ Thần tài (ông địa) gồm những gì? Cách bàn trí bàn thờ thần tài
Bàn thờ Thần tài (ông địa) gồm những gì?
Vị trí đặt bàn thờ Thần tài thường được sắp đặt theo hướng từ trái sang phải và từ trên xuống dưới, gồm có văn Thần tài và võ Thần tài:
Đối với văn Thần tài
Văn Thần tài là Tài Bạch tinh quân – tượng trưng cho vị thần chuyên quản lý tiền bạc của thiên hạ và Tam Đa tinh quân – chính là Phúc Lộc Thọ (tam tinh). Trong Tam Đa tinh quân: Phúc tinh tay ôm đứa bé tượng trưng nếu có con thì vạn sự đủ phúc khí; Lộc tinh là vị mặc triều phục sặc sỡ, tay ôm ngọc như ý tượng trưng cho việc thăng quan tiến chức, thêm tài tăng lộc; vị cuối cùng trong tam tinh là Thọ tinh tay ôm quả đào thọ tượng trưng cho sự an khang, trường thọ. Tuy nhiên trong ba vị tam tinh thì chỉ có Lộc tinh mới là Thần tài, vì từ xưa đến nay người ta luôn đúc chung tượng, do đó đặt cả tam tinh vào tài vị thì cả gia đình an vui, phúc lộc cùng đến.
Đối với võ Thần tài
Võ Thần tài gồm có Triệu Công Minh miệng đen mặt đen, thống lĩnh bốn vị thần Chiểu Bảo, Nạp Trân, Chiêu Tài, Lợi Thị vừa giúp tăng tài tiến lộc vừa có thể hàng ma phục yêu và Quan Thánh Đế – chính là nhân vật Quan Công trong Tam quốc diễn nghĩa giúp chiêu mộ người tài, tiến bảo, làm ăn thuận lợi, tai qua nạn khỏi, trừ tà hộ thân.
Vật phẩm tăng vận may nên biết khi tìm hiểu cách bài trí bàn thờ thần tài
Bên cạnh việc xem hướng đặt bàn thờ Thần tài, gia đình bạn có thể bài trí thêm những yếu tố sau để tăng thêm vận may về tài chính, bao gồm:
– Bài vị Thần tài: thường thể hiện bằng chữ viết “Chiêu tài tiến bảo” dán giữa tủ thờ hoặc câu đối dán hai bên thành của tủ thờ “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim” có nghĩa là Thổ hay sinh ngọc trắng – Đất cũng cho vàng ròng. Ngoài ra, phía trước bài vị còn có 100 thoi vàng giấy.
– Lọ đựng hương thắp và lọ cắm hoa: Thường bằng sứ hoặc đá xanh và đặc biệt là nên dùng hoa tươi thay vì hoa khô.
– Bát hương: Có quan niệm là khi bốc bát hương, phải để cơ thể thật sạch sẽ, nhờ các bậc thạc đức minh sư khai quang hoặc đem lên chùa để trên ban đức ông 1 tuần thì đem về. Bát hương thường làm bằng sứ, kim loại hoặc đá. Lưu ý là không nên lau bàn thờ bằng khăn ướt vì Thủy khắc Hỏa sẽ không tốt.
– Đĩa đựng 3 chén gạo, muối, nước, rượu: có thể dùng 3 lọ đựng gạo, muối, nước và chỉ đổ đi làm lễ tất niên, thức cúng thì thay bằng 5 chén đựng nước hoặc rượu xếp hình chữ thập thay vì chữ nhất, tượng trưng cho ngũ hành phát sinh- triển.
– Cóc 3 chân: để bên trái từ ngoài nhìn vào, sáng quay ông Cóc ra, tối quay ông Cóc vào. Nên có tô sứ đẹp, đổ đầy nước và trải hoa tươi trên mặt nước, cách bài trí bàn thờ Thần tài này để đón sinh khí, tài lộc, giữ tiền bạc khỏi trôi đi.
– Phật Di Lặc: có thể đặt thêm để phật quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.
– Đĩa trái cây ngũ quả: thể hiện thành ý của gia đình bạn. Thắp hương và thay hoa quả vào các ngày mùng 1 và rằm, đặc biệt là ngày mùng 10 âm – ngày vía Thần tài.
Trên đây là cách bài trí bàn thờ Thần tài (cách bài trí bàn thờ ông địa) đúng chuẩn, giúp cho gia đình bạn luôn gặp may mắn, tiền bạc dồi dào và có được sự hưng thịnh. Giờ bạn có còn thắc mắc về câu hỏi bàn thờ thần tài ông địa gồm những gì nữa không?